TRANG CHỦ GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG TIN TỨC LIÊN HỆ Thứ bảy, 20/04/2024
TIN TỨC
Tham luận Hội thảo "VAI TRÒ VÀ CƠ HỘI CỦA ĐẠI BÌNH TRONG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CÁC TOUR, TUYẾN DU LỊCH"

VAI TRÒ VÀ CƠ HỘI CỦA ĐẠI BÌNH TRONG LIÊN KẾT PHÁT TRIỂN CÁC TOUR, TUYẾN DU LỊCH

                             Hồ Tấn Cường

  Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam

1. Vai trò của Đại Bình:

Đại Bình là một trong số ít làng quê đặc trưng đang tồn tại ở Quảng Nam, từ lâu được ví như làng trái cây Nam Bộ trong lòng Xứ Quảng.  Nằm ở thượng nguồn sông Thu Bồn, với nhiều loại trái cây như cam sành, quýt, trụ, boòng boong, sầu riêng, mít tố nữ, măng cụt,... và là làng quê thơ mộng với phong cảnh hữu tình, yên bình, con người đôn hậu, thân thiện, đã từng tạo nên những  ấn tượng khó tả của nhiều du khách khi đến với Đại Bình.

Có thể gắn kết Đại Bình với Hòn Kẽm Đá Dừng - một điểm du lịch không những hấp dẫn bởi cảnh quan sông núi hữu tình mà còn hấp dẫn bởi những dòng chữ cổ Champa khắc ghi trên vách đá sừng sững tự bao đời - tạo nên tour du lịch vô cùng hấp dẫn đối với du khách.

Hơn nữa, Đại Bình là điểm mà du khách có thể nghỉ qua đêm để sớm mai đón một bình minh yên bình cũng những người dân địa phương hiền lành, chất phát, qua đó hiểu sâu hơn về lối sống, giá trị văn hóa của người dân nơi đây.

2. Cơ hội phát triển du lịch của Đại Bình:

Sản phẩm du lịch làng Đại Bình hình thành và phát triển sẽ liên kết với các trung tâm du lịch lớn của tỉnh hoặc của địa phương lân cận như Mỹ Sơn, Hội An hoặc Đà Nẵng, tạo cơ hội đón khách đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Đã có một số tuor du lịch sơ khai do các doanh nghiệp lữ hành tại Hội An xây dựng kết nối Hội An và làng Đại Bình theo tuyến đường dọc sông Thu Bồn và đem lại trải nghiệm thú vị đối với khách du lịch.

Du lịch phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống, tạo thêm việc làm và nâng cao kỹ năng cho cộng đồng dân cư địa phương.

Khi du lịch phát triển, người dân Đại Bình nâng cao ý thức gìn giữ những giá trị  tài nguyên du lịch nhân văn và tự nhiên hiện có của địa phương như vườn cây ăn quả, đường làng, ngõ xóm, bảo vệ môi trường. Đặc biệt, người dân và chính quyền địa phương sẽ chăm lo hơn đến phục hồi và bảo tồn nét đặc trưng văn hóa bản địa như nghệ thuật hát tuồng cổ đã được hình thành từ rất lâu đời và đã đi vào lòng người dân Đại Bình như một món ăn tinh thần không thể thiếu.

3. Thách thức:

Việc tổ chức phát huy giá trị, phục vụ du lịch tại Đại Bình trong thời gian qua  mang tính tự phát. Các cơ sở hạ tầng cần đầu tư để phát triển du lịch gồm: Nhà đón tiếp, bãi đổ xe, nhà vệ sinh đạt chuẩn phục vụ khách du lịch,... Việc hình thành, tổ chức quản lý cũng như đầu tư cơ sở vật chất cho các hoạt động phục vụ nhu cầu tham quan, giải trí của khách du lịch như lưu trú nhà dân, tham quan cảnh làng, dã ngoại... hiện nay chưa có. Đặc biệt là việc nghiên cứu trồng các loại cây ăn quả trái mùa để tăng thời gian thu hút khách du lịch trong năm tại làng Đại Bình cũng cần được quan tâm triển khai.

Khả năng tiếp cận của du khách với Đại Bình còn nhiều khó khăn. Đối với tuyến đường sông từ Hội An lên Đại Bình thì lòng sông Thu Bồn ngày càng cạn dần, là trở ngại lớn mà các doanh nghiệp lữ hành tổ chức tour đến Đại Bình bằng đường sông. Đối với tuyến đường bộ từ Mỹ Sơn, Hội An và Đà Nẵng kết nối Đại Bình có khoảng cách xa và điều kiện hạ tầng giao thông còn yếu.

Thêm vào đó, người dân Đại Bình chưa có điều kiện nhận thức đầy đủ vai trò của phát triển du lịch đối với đời sống kinh tế, văn hóa của địa phương.

Các cấp chính quyền, các ngành chức năng từ xã đến tỉnh, tuy có nhận biết các giá trị, tiềm năng, cơ hội phát triển du lịch, nhưng cũng mới chỉ dừng lại ở khâu định hướng.

Và, hôm nay chúng ta thống nhất nhận thức, cùng đề ra quan điểm, mục tiêu và  giải pháp để cùng với người dân biến những tiềm năng vốn có thành sản phẩm du lịch, đồng thời hoạch định hướng đi của làng Quê Đại Bình.

4. Quan điểm phát triển:

- Phát triển đi đối với bảo vệ tài nguyên tự nhiên của địa phương bao gồm sông, núi, vườn cây ăn quả...

- Phát triển phải gắn liền với gìn giữ và phục hồi các giá trị văn hóa bản địa, đặc biệt phát động nhân dân giữ gìn tính đôn hậu, thuần khiết của làng quê yên bình này.

- Trong quy hoạch, chú ý hạn chế thấp nhất sự can thiệp của con người đến môi trường tự nhiên xã hội vốn có của Đại Bình.

- Phát triển du lịch nhằm mục đích nâng cao giá trị gia tăng các nghề truyền thống của địa phương, theo đó các bên liên quan phải xác định rõ: Bảo tồn gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thiểu tính thời vụ để tăng thời gian phục vụ du khách.

5. Mục tiêu:

- Tăng thu nhập, nâng cao mức sống người dân, góp phần XĐGN.

- Bảo vệ, phát triển môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển vườn cây ăn quả.

- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đặc trưng tại làng Đại Bình.

6. Giải pháp phát triển du lịch Đại Bình:

Trên cơ sở quy hoạch phát triển  du lịch -  sinh thái Đại Bình. Chúng tôi đề nghị cần tập trung thực hiện các giải pháp như sau:

- Triển khai quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 06/10/2014 của UBND tỉnh Quảng Nam về ban hành Quy định chính sách hỗ trợ phát triển du lịch miền núi và hải đảo tỉnh Quảng Nam đến năm 2020 đến các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư du lịch tại làng Đại Bình để khuyến khích thu hút đầu tư phát triển du lịch tại Đại Bình.

- Tranh thủ lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, xây dựng nông thôn mới vào đầu tư hạ tầng cấp thiết như nhà đón tiếp, nhà trưng bày, bãi đậu xe và nhà vệ sinh đạt chuẩn.

- Xây dựng quy chế bảo vệ làng theo hướng bảo tồn - phát triển làng quê sinh thái.

- Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch Đại Bình trên các phương tiện thông tin đại chúng, các tờ rơi, tập gấp du lịch, website du lịch của huyện, tỉnh...

- Đào tạo nguồn nhân lực du lịch tại địa phương về các kỹ năng thực hiện các dịch vụ du lịch phục vụ khách như homestay, ẩm thực, hát tuồng, thuyết minh viên, hướng dẫn khách làm vườn...

Ngày đưa tin:  28/10/2014
TIN TỨC - HOẠT ĐỘNG
Trường Trung học phổ thông chuyên Lê Khiết - Xây dựng ký túc xá; các hạng mục thiết yếu đạt tiêu chuẩn trường chuyên (giai đoạn 2)
Trụ sở làm việc Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi
Biên bản họp và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông Nhiệm kỳ 2023-2028 của CTCP Viện Quy hoạch ĐT-NT Quảng Nam
Tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông Nhiệm kỳ 2023-2028
Trụ sở Công an xã Cẩm Thanh
Biên bản họp và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của CTCP Viện Quy hoạch ĐT-NT Quảng Nam năm 2022
Biên bản họp và Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông của CTCP Viện Quy hoạch ĐT-NT Quảng Nam năm 2022 v/v thay đổi địa chỉ TSLV CTy
Tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022
Nhà làm việc và lưu trữ tài liệu huyện Phú Ninh
Nâng cấp trụ sở làm việc, văn phòng Công ty Truyền tải điện 2
1 / 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Bản quyền của CTCP Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn Quảng Nam
Địa chỉ: 01 Trần Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam; ĐT-Fax: 0235 3810913; Email: quyhoachqnam@gmail.com
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 được chứng nhận bởi Kencert; Số: 13222100 ngày 24/01/2021
Design by CTI JSC - Võ Văn Mỹ: 0982448117