Từ tấm cách nhiệt đến lớp ốp tường, vật liệu hiệu suất cao sẽ giúp
thúc đẩy thiết kế tiết kiệm năng lượng.
1. Cửa sổ công nghệ
nano

Các nhà nghiên cứu Đại học Princeton dự đoán rằng cửa sổ thông
minh có thể tiết kiệm đến 40% chi phí năng lượng. Các nhà nghiên cứu đã phát
triển một loại cửa sổ có thể điều khiển lượng ánh sáng và nhiệt đi vào tòa nhà
và tự cung cấp năng lượng bằng các tấm pin mặt trời trong suốt.
Các nhà nghiên cứu đang làm việc để phát triển một phiên bản thử
nghiệm linh hoạt, có thể dễ dàng áp dụng cho các cửa sổ hiện hành. Chủ sở hữu
và người quản lý tòa nhà có thể dùng một ứng dụng trên điện thoại để điều chỉnh
lượng ánh sáng mặt trời đi qua cửa sổ suốt cả ngày, giúp tiết kiệm chi phí sưởi
ấm và làm mát.
2. Gỗ công nghiệp CLT

Hãy nghĩ đến những dầm cong ấn tượng và các tòa nhà bằng gỗ công
nghiệp. Các tấm lát gỗ ghép (CLT) là một vật liệu tương đối mới đối với kiến
trúc sư. CLT có lợi thế hơn hẳn về hiệu suất năng lượng khi so sánh với gỗ
thông thường. CLT cũng có thể đạt các kích thước lên đến 10 feet rộng, dài 40
feet và dày hơn 1ft. Với sản phẩm gỗ công nghiệp, sợi gỗ sẽ tăng cường độ cứng,
làm cho nó rắn chắc hơn 100% nhựa tái chế. Phần ngoài CLT được bọc nhựa, bảo vệ
gỗ khỏi bị ẩm mốc. Tấm gỗ composite có thể sử dụng trên 95% bộ phận cây xanh,
so với 63% của gỗ thường.
3. Panel cách nhiệt
SIPs
Các thành phần chính của SIPs là xốp và tấm sợi (OSB), mất ít năng
lượng và nguyên liệu để sản xuất hơn so với các hệ thống kết cấu khác. Một số
công ty hiện đang sản xuất panel với chất cách điện polystyrene graphite, chất
có màu xám và giúp tăng giá trị cách nhiệt đến 20%. SIPs cũng có thể giúp các
kiến trúc sư đạt được chứng chỉ năng lượng LEED Platinum và tiêu chuẩn Nhà thụ
động.
4. Tấm cách nhiệt
chân không (VIP)
Xu hướng nhà ở tại Hoa Kỳ đang ngày càng trở nên nhỏ hơn. Tấm cách
nhiệt chân không VIP có thể là giải pháp cách nhiệt hiệu quả và tiết kiệm không
gian. VIP gồm một vật liệu lõi xốp đóng trong một khối hộp. Không khí sau đó
được hút ra và khối hộp được đóng kín bằng nhiệt. Vật liệu lõi ngăn không cho
các tấm cách điện bị vỡ khi không khí được lấy đi. Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia
Canada (NRC) đã theo dõi và phân tích các tấm cách nhiệt mái nhà trong năm năm
tại cơ sở của NRC. Họ thấy rằng tấm VIP có thể duy trì được hơn 80% hiệu suất
nhiệt sau 30 năm.
5. Tấm ốp “trong
suốt”

Tấm ốp là một phần quan trọng có tác động trực quan đến tòa nhà và
cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tổn thất năng lượng trong tòa
nhà. Để đáp ứng nhu cầu về ánh sáng ban ngày và hiệu suất năng lượng, các tấm
nano polycarbonate được sử dụng trên các bức tường và trần nhà “trong suốt”.
Năng lượng được sử dụng để chế tạo tấm polycarbonate cũng tương tự như sản xuất
kính. Các tấm polycarbonate bền – cứng hơn 250 lần so với kính và hầu như không
thể phá vỡ; chúng được thử nghiệm trong nhiệt độ từ -40 đến 120 C (-40 đến 240
F) và có thể chịu được nhiều thời tiết khắc nghiệt như bão gió, mưa đá hoặc bão
tuyết. Các tấm polycarbonate bao gồm polyme tổng hợp hoặc biopolyme được lấp
đầy bằng nanogel cách điện. Tấm polycarbonate có thể tiết kiệm đến 50% năng
lượng so với kính thông thường.
6. Tấm tường tiết
kiệm năng lượng

Việc xây dựng những ngôi
nhà mới đòi hỏi nhiều vật liệu và xử lý chất thải nghiêm ngặt. Tấm tường thế hệ
mới sẽ cung cấp giải pháp tiết kiệm năng lượng hơn. Những tấm tường này yêu cầu
ít hơn 40% gỗ so với các khung nhà gỗ và thải ra ít hơn 98% lượng chất thải. Panel
tường này là sự kết hợp polyisocyanurate (polyiso) cách nhiệt bên ngoài và phun
xốp polyurethane (SPF) trong khoang tường. Tấm tường cách điện, có các khớp nối
bằng băng
7. Mái nhà “xanh”
Hệ thực vật che phủ trên mái có thể ngăn nước xâm nhập vào tòa
nhà, giảm áp lực cho hệ thống thoát nước đô thị và giảm ô nhiễm. Điều quan
trọng hơn là làm thế nào để kéo dài tuổi thọ của hệ thống cây trên mái nhà và
tăng hiệu suất năng lượng qua hằng năm.
Màng chống thấm sử dụng trong các mái “xanh” bao gồm vật liệu PVC
chắn ảnh hưởng của tia cực tím và nhiệt độ cao. Nhiều mái nhà “xanh” đã tồn tại
trên 30 năm. Một mái “xanh” lớn có khả năng thu được 17.000 gallon nước mưa
trong mỗi trận bão, hay 1.819.000 gallon mỗi năm. Nước mưa có thể được sử dụng
để tưới cây, tiết kiệm tới 50% nước sạch.
8. In 3D cải thiện
hiệu suất nhiệt

Các nhà nghiên cứu Hà Lan gần đây đã thử nghiệm ý tưởng: Sử dụng
một hệ thống facade (mặt tiền) in 3D để
tối ưu hóa hiệu suất nhiệt của tòa nhà. Hệ thống này được gọi là Spong3D - cứng
nhưng nhẹ. Các nhà nghiên cứu tin rằng vật liệu mới sẽ tối ưu hóa hiệu suất
nhiệt theo các điều kiện khí hậu khác nhau trong suốt cả năm. Nó hoạt động bằng
cách tích hợp giữa khoang không khí cách nhiệt và các kênh trên mặt ngoài công
trình lưu trữ khối lượng nhiệt di động. Spong3D hiện vẫn đang trong giai đoạn
nghiên cứu.
HN | kienviet.net
Sưu tầm: KS. Dương Quang Tuấn
Nguồn:
https://kienviet.net/2018/01/24/8-loai-vat-lieu-moi-cho-hieu-qua-nang-luong/