
Phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) là
nhu cầu tất yếu của tất cả các địa phương nói riêng và các quốc gia nói chung.
Nhưng để sự phát triển KT-XH thực sự bền vững, đúng định hướng và có tầm nhìn
dài hạn trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và động lực phát triển,
hướng đến đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cộng đồng dân cư thì cần có chiến lược
phát triển có chất lượng cao.
Trong những năm gần đây, các chủ
trương, chính sách, chiến lược phát triển KT-XH đều khẳng định mạnh mẽ mục tiêu
dài hạn là “tăng trưởng nhanh và ổn định”.
Tuy nhiên, việc đánh giá thế nào là “tăng
trưởng ổn định” thì ở các cấp địa phương vẫn chủ yếu là đánh giá định tính
nên chưa xác định được mức độ tương đối chính xác về tính ổn định trong phát
triển kinh tế.
Trong
quá trình thực hiện công tác quy hoạch nói chung và quy hoạch tổng thể phát
triển KT-XH nói riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Viện Quy hoạch đô thị và
nông thôn Quảng Nam nhận thấy đây là tiêu chí rất quan trọng cần được đánh giá một
cách khoa học để làm cơ sở xác định các phương hướng, giải pháp phát triển vừa
sát thực tế, có tính khả thi, vừa đảm bảo tầm nhìn dài hạn.
Để thực hiện được điều này, cần phải
có những đánh giá định lượng đối với tính ổn định trong tăng trưởng kinh tế
bằng cách sử dụng công cụ kinh tế lượng. Qua thực tế ứng dụng, có thể khẳng
định việc ứng dụng kinh tế lượng trong đánh giá tính ổn định của quá trình tăng
trưởng kinh tế đã cung cấp một công cụ hữu ích và có tác dụng tích cực đối với
việc điều hành phát triển KT-XH của các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Một số khái niệm cơ sở
Tính ổn định của tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ảnh sự biến động của các
tốc độ tăng trưởng kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Tính ổn định là một
trong những cơ sở quan trọng để đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững và là
nhân tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.
Kinh tế lượng (econometrics) là một bộ phận của Kinh tế học, được hiểu theo nghĩa rộng là môn
khoa học kinh tế giao thoa với thống kê học và toán kinh tế. Theo nghĩa hẹp, là ứng dụng toán,
đặc biệt là các phương pháp thống kê vào kinh tế. Kinh tế lượng lý thuyết nghiên cứu các thuộc tính thống kê của các
quy trình kinh tế lượng. Kinh tế lượng
thực nghiệm bao gồm ứng dụng các phương pháp kinh tế lượng vào đánh giá các
lý thuyết kinh tế phát triển và sử dụng các mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu
quan sát kinh tế trong quá khứ hay dự đoán tương lai.
Ứng
dụng kinh tế lượng đánh giá độ ổn định tăng trưởng kinh tế
Để
đo lường độ ổn định của tăng trưởng có thể dùng tỷ số giữa độ lệch chuẩn của
tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng.
Phương sai được xác định là trung
bình của các biến thiên bình phương giữa từng
quan sát trong tập dữ liệu so với giá trị trung bình của nó. Độ lệch chuẩn đơn
giản là đại lượng được tính bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai.

Theo cách tính toán trên thì khi hệ
số này càng thấp thì quá trình tăng trưởng của nền kinh tế càng ổn định và
ngược lại.
Ví
dụ áp dụng đối với kinh tế thành phố Hội An giai đoạn 2007 - 2012

Khả năng ứng dụng và hiệu quả
Phương
pháp đánh giá này có thể áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: Xây dựng các chiến lược, chương trình, đề án phát triển kinh tế; Thực
hiện công tác quy hoạch, kế hoạch tổng
thể phát triển KTXH, phát triển các ngành
kinh tế; Lập quy hoạch vùng,
quy hoạch phát triển đô thị,
nông thôn mới;...
Việc
áp dụng kinh tế lượng trong đánh giá độ ổn định của quá trình tăng trưởng kinh
tế sẽ góp phần nâng cao tính khoa học, độ tin cậy của hệ thống dữ liệu và đây
chính là cơ sở cực kỳ quan trọng để hoạch định các phương hướng và giải pháp phát
triển hợp lý, khả thi, có tầm nhìn nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và
phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo ./.
ThS.
Lê Thị Mỹ Hướng