Ngay bên dòng sông Thu Bồn thơ mộng là một xưởng gốm nghệ thuật,
nơi không chỉ tạo ra những kiệt tác gốm mà ngay bản thân toà nhà cũng đã là một
tác phẩm nghệ thuật.

Studio Terra Cotta là không gian làm việc của nghệ nhân Lê Đức Hà.
Công trình là một tòa nhà hình khối lập phương với kích thước 7m x 7m x 7m.
Xung quanh tòa nhà là một dãy giàn bằng tre thấp dùng để phơi khô các sản phẩm
gốm đồng thời được tạo thành hai dãy ghế dài để nghỉ ngơi, thư giãn và uống trà
ngoài trời. Bên cạnh đó, giàn phơi này cũng có chức năng như một hàng rào để
tách khu nhà với toàn bộ không gian của xưởng gốm.

Khu nhà nằm cạnh sông Thu Bồn, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.
Dòng sông này có sự ảnh hưởng rất lớn với cuộc sống của người dân địa phương ở
cả hai bên bờ. Đa số cư dân nơi đây sống phụ thuộc vào nông nghiệp, và có nhiều
làng nghề truyền thống như làm gốm, dệt thảm hoặc lụa.

Các lớp gạch được xây dựng theo kiểu xen kẽ tạo ra các lỗ hổng
giúp thông gió và điều hòa không khí. Nngười làm việc trong tòa nhà có thể cảm
nhận được gió, không khí mát mẻ từ dòng sông và âm thanh của thiên nhiên xung
quanh. Bên cạnh đó, nó vẫn tạo ra một sự riêng tư nhất định cho các nghệ nhân.

Lớp vỏ ngoài của tòa nhà được làm bằng gạch nung, gợi nhớ về hình
ảnh lò gốm truyền thống chịu ảnh hưởng
từ văn hoá tinh thần của người Chăm.

Nội thất của tòa nhà là hệ thống khung gỗ ba tầng tạo ra nhiều
không gian với kích thước 60cm x 60cm. Khung gỗ này vừa có chức năng làm kệ để
đặt các sản phẩm gốm vừa hoàn thành chức năng hành lang và cầu thang.

Chiều cao của khung là 7 mét. Theo hành lang, mọi người có thể
quan sát xưởng gốm, bờ sông và toàn bộ khu vườn qua cửa sổ.

Trung tâm studio có 2 tầng. Ở tầng trệt, có một bàn xoay mà nghệ
sĩ làm việc.

Nghệ nhân và các tác phẩm của ông có thể tiếp xúc với ánh sáng mặt
trời, từ khi mặt trời mọc đến lúc hoàng hôn.

Ở đây, mọi người có thể cảm nhận thấy cuộc trò chuyện của người
làm gốm với tác phẩm của mình. Đồng thời, có thể nhìn thấy thời gian qua tác
phẩm nghệ thuật bằng gốm thông qua sự chuyển động của ánh sáng mặt trời.
Trên tầng lửng, mọi người có thể nhìn thấy nhiều không gian khác
nhau bên trong và bên ngoài tòa nhà, cũng như quan sát các nghệ sĩ làm việc
bằng khoảng trống rỗng ở trung tâm.

Khu vực này cũng được sử dụng để cất các nguyên liệu của xưởng gốm
cũng như tác phẩm đã hoàn thành đề phòng trường hợp lũ lụt vẫn xảy ra hàng năm
tại khu vực này.

Giếng trời để trống đem lại cho tòa nhà hơi thở thiên nhiên từ
gió, không khí thoáng mát và ánh sáng tự nhiên.

Nhóm thiết kế mong muốn tòa
nhà sẽ là nơi chứa đựng, chiêm ngưỡng và truyền cảm xúc của nghệ nhân bằng cả
những tác phẩm nghệ thuật đã hoàn thành và chưa hoàn thành của ông. Tòa nhà sẽ
là điểm đến để gặp gỡ và chia sẻ với những người yêu thích gốm và muốn có kinh
nghiệm về nghệ thuật cổ truyền này.
ST: Lê Thị Mậu Ngọ
Minh Châu (Theo archdaily)
Nguồn:
http://danviet.vn/gia-dinh/kiet-tac-kien-truc-ben-song-thu-bon-duoc-bao-ngoai-het-loi-khen-829811.html