Phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) là nhu
cầu tất yếu của tất cả các địa phương, nói riêng và các quốc gia, nói chung.
Nhưng để sự phát triển KTXH thực sự bền vững, đúng định hướng và có tầm nhìn
dài hạn trên cơ sở sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và động lực phát triển,
hướng đến đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cộng đồng dân cư thì một trong những
điều kiện tiên quyết, quan trọng nhất là phải có chiến lược phát triển đúng đắn
và các kế hoạch, quy hoạch có chất lượng. Trong đó, quy hoạch tổng thể phát
triển KTXH đóng vai trò hết sức quan trọng.
Để đảm bảo các quy hoạch tổng thể phát
triển KTXH nói riêng và các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển KTXH nói
chung thực sự khoa học, hợp lý và có tầm nhìn, có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu
sống, sinh hoạt và làm việc của người dân cả trước mắt và lâu dài thì việc dự
báo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là rất quan trọng và hết sức cần
thiết.
Cho đến nay, về mặt lý thuyết và thực tiễn
tính toán đã có nhiều phương pháp dự báo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh
tế. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp này vào các đồ án quy hoạch tổng
thể phát triển KTXH còn nhiều bất cập và chưa sát với tình hình thực tiễn cũng
như xu thế phát triển. Đây cũng là vướng mắc mà nhiều đồ án quy hoạch thường
mắc phải và khiến cho việc xác định các mục tiêu, định hướng, giải pháp phát
triển chưa thực sự đảm bảo cơ sở vững chắc cũng như tính hợp lý, độ tin cậy cần
thiết.
Chính vì thế, rất cần thiết phải xác lập
được một phương pháp dự báo tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế có thể
đáp ứng được những yêu cầu đặc thù của đồ án quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội.
Để có thể dự báo tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế một cách khoa học và khả thi nhằm phục vụ công tác quy
hoạch, đề xuất phương pháp dự báo kinh tế MAES (*).
(*) : MAES
là viết tắt
của 4 phương pháp làm cơ sở cho Phương pháp này bao gồm: Modeling (Mô
hình hóa) - Adaptation (Thích nghi) - Trend Extrapolated (Ngoại
suy xu thế) - Specialist (Chuyên gia).
|
Phương pháp MAES để dự báo
kinh tế được dựa trên cơ sở các phương pháp mô hình hóa toán học, ngoại suy xu
thế, thích nghi, chuyên gia,... với công cụ phân tích, tính toán là phần mềm dự
báo SPSS.
Nội dung cơ bản của phương pháp dự báo kinh tế MAES như sau:

Quy trình phương pháp dự báo kinh tế
MAES
A. THIẾT LẬP VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH DỰ ĐOÁN
Trên cơ sở dữ liệu phát triển kinh tế trong
các năm vừa qua, sử dụng phần mềm SPSS để thiết lập và lựa chọn các mô hình dự
đoán theo như sau:
A.1. Thiết lập các mô hình dự đoán
Căn cứ vào số liệu của giai đoạn vừa
qua để thiết lập các mô hình toán học mô tả nhằm xác định qui luật tăng
trưởng của từng nhóm ngành trong giai đoạn sắp tới. Cụ thể như sau:
Dựa vào số liệu GDP hoặc giá trị sản
xuất (theo giá cố định) của từng nhóm ngành kinh tế của địa bàn nghiên
cứu, để thiết lập các mô hình toán học cho dự báo như sau:
- Mô hình logarit (Logarithmic) Y = a +b.Ln(T)
- Mô hình hàm lũy thừa (Compound) Y = a.bT
- Mô hình tăng trưởng (Growth) Y=ea+bT
-
Mô hình mũ (Exponential) Y=a.ebT
-
v.v…
Trong đó: * a, b là các tham số của mô hình.
* e là cơ số tự nhiên.
* T là biến thời gian
A.2. Lựa chọn mô hình dự đoán
Dựa vào tiêu chuẩn lựa chọn mô hình là hệ số xác định (R2:
R_square) để xác định mô hình phù hợp nhất nhằm mô tả quá trình tăng trưởng
từng ngành kinh tế trong giai đoạn vừa qua. Mô hình nào có giá trị R_square
(được tính toán theo phần mềm SPSS) lớn hơn thì được chọn.
B. XÂY DỰNG
VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN DỰ BÁO KINH TẾ
B.1. Xây dựng các phương án dự báo kinh tế
Xây dựng các phương án dự báo trên cơ sở các
phương pháp sau:
+ Phương pháp Ngoại suy xu thế
Áp dụng phương pháp Ngoại suy xu thế với Mô hình duy
trì là mô hình dựa vào giả thiết
cho rằng các hiện tượng trong tương lai có xu thế biến động hoàn toàn
giống trong quá khứ.
Sử dụng mô hình toán học đã được lựa chọn với
các tham số như trong giai đoạn vừa qua và các biến số được xác định theo các
giai đoạn sắp tới để dự báo quá trình tăng trưởng kinh tế. Từ đó xác định
phương án tăng trưởng và chuyển dịch đối với từng ngành kinh tế.
+ Phương pháp Thích nghi
Áp dụng phương pháp Thích nghi với Mô hình dự
đoán thích nghi I là mô hình được điều chỉnh phù hợp với sự thay
đổi của các nhân tố ảnh hưởng (chiến lược, chủ trương, chính sách, bối
cảnh phát triển, các tiềm năng, lợi thế, hạn chế, thuận lợi, khó khăn, các
nguồn lực, động lực phát triển,…).
Trên cơ sở sự thay đổi các nhân tố ảnh hưởng,
điều chỉnh các mô hình dự đoán toán học đã lựa chọn mà cụ thể là điều chỉnh các
tham số và biến số phù hợp để hoàn chỉnh các mô hình dự báo kinh tế. Từ đó xác
định các phương án tăng trưởng và chuyển dịch đối với từng ngành kinh tế.
+ Kết hợp phương pháp Thích nghi và phương pháp Ngoại suy xu thế
Kết hợp cả hai phương pháp Thích nghi và Ngoại suy xu thế với Mô hình
dự đoán thích nghi II là mô hình vừa được điều chỉnh phù
hợp với sự thay đổi của các nhân tố ảnh hưởng, vừa được xem xét trên
cơ sở xu thế phát triển.
Trên cơ sở xu thế phát triển và sự thay đổi
các nhân tố ảnh hưởng, điều chỉnh các mô hình dự đoán toán học đã lựa chọn mà
cụ thể là điều chỉnh các tham số và biến số phù hợp để hoàn chỉnh các mô hình
dự báo kinh tế. Từ đó xác định các phương án tăng trưởng và chuyển dịch đối với
từng ngành kinh tế.
B.2. Lựa chọn phương án dự báo kinh tế
Áp dụng phương pháp chuyên gia để phân tích,
đánh giá và so sánh các phương án đã lập và lựa chọn được phương án phù hợp và
khả thi nhất để dự báo quá trình tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
* Khả năng, phạm vi áp dụng phương pháp dự báo kinh tế MAES
Áp dụng để dự báo tăng trưởng và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong các lĩnh vực quy hoạch như sau:
+ Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH.
+ Quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ
yếu.
+ Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện,
liên huyện.
+ Quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn.
+ Các chiến lược, kế hoạch phát triển KTXH.
* Hiệu quả KTXH của phương pháp dự báo kinh tế MAES
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong lĩnh
vực kế hoạch, quy hoạch, đặc biệt là Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH, thông
qua việc nâng cao tính hợp lý, độ tin cậy của hệ thống dữ liệu của đồ án.
+ Đề xuất được các định hướng và giải pháp
quy hoạch có độ chính xác cao và có tầm nhìn dài hạn, đáp ứng được nhu cầu của
người dân và phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của các cấp lãnh đạo trước
mắt và lâu dài.
+ Tiết kiệm đáng kể thời gian, nhân lực, kinh
phí lập quy hoạch.
Tin bài: ThS. Lê Thị Mỹ Hướng