“Trùng tu, phục chế, bảo
tồn di sản không chỉ là công việc của nhà nước mà còn cần sự tham gia tích cực
từ các nhà khoa học, chuyên gia và cả cộng đồng. Thời gian gần đây, nhờ vào sự
tham gia tích cực của các doanh nghiệp, nhiều di sản đã được phục dựng lại vẻ
đẹp nguyên bản thủa ban đầu”

Đó là câu chuyện của AkzoNobel trong hành trình tìm lại vẻ đẹp cho
các công trình di sản. Là công ty hàng đầu thế giới về sơn và chất phủ,
AkzoNobel đã nghiên cứu và sản xuất thành công dòng sản phẩm chuyên biệt dành
cho các công trình di sản. Gần như ngay lập tức, dòng sản phẩm này được thị
trường đánh giá cao và ứng dụng trong các dự án bảo tồn công trình di sản trên
khắp thế giới.
Singapore, một quốc gia có tốc độ đô thị hóa thuộc hàng nhanh nhất
thế giới, việc bảo tồn những di sản của quá khứ vẫn luôn được ưu tiên cân bằng
với sự phát triển. Sự tham gia tích cực của các chuyên gia, tổ chức và đặc biệt
là doanh nghiệp đã giúp Singapore bảo tồn được nhiều công trình. Burkill Hall,
ngôi nhà gỗ của Giám đốc vườn Bách thảo Singapore - di sản thế giới đầu tiên
của Singapore được xây dựng vào năm 1868 mới đây đã được sơn lại với sự đồng
hành của AkzoNobel, mang lại cho Burkill Hall vẻ đẹp ban đầu theo đúng phong
cách Anh-Malaya.
Tương tự, AkzoNobel cũng ghi thêm dấu ấn trên hành trình bảo vệ di
sản như việc tham gia Dự án bảo tồn di sản họa sỹ lừng danh Vincent Van Gogh và
những người cùng thời để lại, như khôi phục lại vẻ đẹp của Bảo tàng Van Gogh
(Amsterdam, Hà Lan). Ngay sau khi dự án kết thúc, một triển lãm giới thiệu 200 tác
phẩm của danh họa đã được giới thiệu tới công chúng.

AkzoNobel ghi thêm một dấu ấn khác khi tham gia phục dựng bảo tồn
Bảo tàng Rijksmuseum. Đây là Viện bảo tàng quốc gia Hà Lan được xây dựng từ thế
kỷ 18 dành riêng cho nghệ thuật và lịch sử với khoảng 8000 hiện vật đang được
trưng bày. Để tham gia vào dự án bảo tồn kéo dài 10 năm này, AkzoNobel đã phát
triển bảng màu Sikkens RIJKS Colors khá phù hợp với màu sơn ban đầu (được sử
dụng bởi KTS Pierre Cuypers khi bảo tàng mở cửa vào năm 1885). Đến nay, tường
và trần của tòa nhà chính đã được trả lại vẻ đẹp nguyên bản của quá khứ.
Bảo tồn di sản đô thị - Chìa khóa phát triển bền vững
Tại Việt Nam, những nỗ lực của AkzoNobel được giới KTS đánh giá
cao và được xã hội ghi nhận. Mới đây, công ty đã sơn sửa lại một số công trình
như:
• Bảo tàng Mỹ thuật
TP.HCM
• Hải đăng Đại Lãnh
- Mũi Điện (một trong năm ngọn hải đăng có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam với
tuổi đời hơn 100 năm)

Đó là chủ đề của Hội thảo quốc tế về chủ đề bảo tồn di sản đô thị
do AkzoNobel tài trợ và đóng góp tham luận vào ngày 21/3/19 (tại Hà Nội) và
12/4/19 (tại TP.HCM). Sự kiện sẽ tập hợp những chuyên gia nổi tiếng cùng bàn
luận về giải pháp bảo tồn các di sản hiện đại cho Việt Nam.
Bà Pamela Phua, Tổng giám đốc công ty Sơn AkzoNobel Việt Nam chia
sẻ: “Chúng ta không thể tiến về phía
trước mà không hiểu và trân trọng quá khứ của mình. Với suy nghĩ đó, chúng tôi
đã liên kết các thành phố trên thế giới với các chuyên gia trong ngành để cùng
tìm ra giải pháp góp phần bảo vệ và tô điểm các công trình kiến trúc nổi tiếng
thế giới bằng những sản phẩm bền vững với màu sắc đầy cảm hứng. Đây cũng là lý
do thúc đẩy chúng tôi tổ chức Hội thảo quốc tế “Bảo tồn di sản đô thị - Chìa
khóa phát triển bền vững”.
Cũng tại hội thảo, AkzoNobel giới thiệu bộ giải pháp toàn diện với
những công nghệ sơn tiên tiến nhất dành cho các công trình di sản. Từ những ý
kiến thảo luận được đưa ra trong sự kiện, AkzoNobel kỳ vọng có thêm nhiều cơ sở
để phát triển sản phẩm, sớm mang đến nhiều giải pháp trọn vẹn hơn để giữ gìn vẻ
đẹp bền vững cho các công trình, tiếp tục đóng góp vào sự phát triển bền vững
của Việt Nam.
Thông tin về các diễn giả
trong sự kiện:
• KTS Luigi Croce - Giám đốc Studio Architectti Croce (Studio
chuyên phục dựng và bảo tồn các lâu đài cổ tại ý). Thành tựu nổi bật: phục hồi
Cung điện Conti - Soster ở Padova; phục hồi lâu đài cổ Victoria ở Campden Hill
Court, London; phục hồi Cung điện Zabarella ở Padova,…
• TS. Pamela Phua - Tổng giám đốc Công ty sơn trang trí AkzoNobel
Việt Nam. Bà có hơn 20 năm kinh nghiệm nghiên cứu, phát triển và đổi mới
(RD&I) trong ngành sơn và chất phủ.
• ThS.KTS Nguyễn Hoàng Phương - KTS di sản - Trưởng phòng Quy
hoạch kiến trúc và Nghiên cứu khoa học, Ban Quản lý phố cổ Hà Nội. Ông là KTS
chủ trì một số dự án bảo tồn di tích, đô thị như: Hội quán Phúc Kiến - Trường
Tiểu học Hồng Hà, Phố Lãn Ông, Trung tâm giao lưu văn hóa khu Phố cổ Hà Nội.
• ThS.KTS Cao Thành Nghiệp - Thạc sĩ bảo tồn, KTS, Giám đốc ban
quản lý dự án trùng tu Tòa án nhân dân TP.HCM. Các công trình bảo tồn tiêu
biểu: Khu biệt thự pháp cổ đường Trần Hưng đạo, Đà Lạt; Dinh I Đà Lạt; khách
sạn Place Đà Lạt; thiết kế và quản lý dự án trùng tu Tòa án nhân dân và biệt
thự cổ tại TP.HCM
• TS.KTS. Nguyễn Hạnh Nguyên - Trưởng bộ môn Lý luận và Lịch sử,
khoa Kiến trúc nội thất, Đại học Kiến trúc TP.HCM. Với bề dày 25 năm làm kiến
trúc và là người quan tâm nhiều đến thực hành bảo tồn di sản.
________________________________________
(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 02-2019)
Sưu tầm: Đào Thị Ngọc Phượng
Nguồn: https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/hanh-trinh-tim-lai-ve-dep-tu-qua-khu.html